Nhật Bản vốn là quốc gia nổi tiếng với vô vàn nét văn hóa độc đáo. Những nét truyền thống này được thể hiện qua lễ nghi, tiệc tùng, lễ hội,… và điều này khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây trở nên thú vị hơn rất nhiều.
1. Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp
Tuy xã hội hiện đại nhưng người Nhật vẫn giữ nếp sống tuyền thống riêng của mình, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục con người.
Nằm lòng tôn kính ngữ & khiêm nhường ngữ trong 10 phút:
Hiểu hơn về tập quán giao tiếp của người Nhật:
Khẽ cúi chào:
Phần thân và đầu hơi cúi chào khoảng 1 giây, 2 tay để bên hông thẳng theo đường chỉ quần. Người Nhật chào nhau nhiều lần trong ngày, họ chỉ sử dụng chào thi lễ 1 lần, các lần sau sẽ chỉ “khẽ cúi chào”.
Cách làm này nhiều người Nhật cảm thấy có phần rườm rà, phức tạp nhưng nó vẫn được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến ngày nay.
Cúi chào bình thường:
Chào kiểu “Saikeirei”:
Đây là cách chào đầy trang trọng, được sử dụng trước Thiên Hoàng, trước bàn thờ trong đền Thần Đạo, trong chùa,… Cúi người từ từ, thân mình gập thấp (rất thấp) là hình thức cao nhất.
Cách giao tiếp mắt:
Một câu chúc:
Ý nghĩa về số “Tử” – 4:
Một số nước theo văn hóa chữ Hán coi số 4 là con số không may mắn vì nó đồng âm với “tử” nghĩa là chết. Vì thế trong những ngày trọng đại hay đời thường thì người Nhật rất kỵ nhắc đến con số này.
2. Văn hóa lễ hội tại Nhật Bản
Có thể bạn sẽ biết Nhật Bản là quốc gia “chăm chỉ” nhất thế giới nhưng cũng kèm theo đó Nhật Bản cũng là quốc gia có nhiều lễ hội nhất.
Matsuri được dùng để chỉ các lễ hội được tổ chức quanh năm. Các lễ hội này được tổ chức theo nghi lễ THẦN ĐẠO (tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Nhật Bản) hay sẽ là tái hiện lại lịch sử đầy sống động với quần áo màu sắc đi cùng kiệu Mikoshi được rước cùng đoàn người nườm nượp.
Tanabata là lễ hội tình yêu duy nhất tại Nhật Bản được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 7 (âm lịch).
Bạn sẽ thấy ngày này quen phải không? Vì ngày 7/7 âm lịch cũng chính là ngày Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc và ngày này cũng là ngày tôn vinh tình yêu.
Vào ngày này, nam nữ Nhật Bản sẽ cùng nhau rảo bước dưới trời mùa hè, cầu chúc cho nhau những lời chúc tốt lành.
Các gia đình Nhật thì sẽ viết nên những câu thơ với lời chúc ý nghĩa lên mẫu giấy trắng rồi trang trí lên ngọn tre trong vườn nhà. Tục này khá giống với tục trang trí cây thông noel của phương Tây.
Danh sách các lễ hội tại Nhật Bản lớn nhất trong năm
– Lễ hội Oshogatsu – Tết truyền thống của Nhật Bản
Tuy là một quốc gia tại Châu Á nhưng Nhật Bản lại không đón tết Nguyên Đán như Việt Nam hay Trung Quốc, đất nước mặt trời mọc chào đón năm mới theo dương lịch hay còn gọi là tết Oshogatsu.
Lễ hội này được coi là lễ hội lớn quan trọng nhất tại Nhật Bản. Trước ngày chính lễ, người Nhật sẽ trang trí cây thông đặt ngay cạnh cửa.
Cây thông được người Nhật coi là biểu tượng cho tinh thần, sự bất tử. Theo tương truyền thì cây thông còn là nơi thần Tóhigamisama trú ẩn.
Bên cạnh đó, người Nhật còn trang trí nhà cửa với thừng bện cùng lá xanh, rơm bện cùng dây ngũ sắc để xua đuổi tà ma và đón những vị thần đến chơi nhà mình.
Nếu Tết nguyên đán tại Việt Nam không thể thiếu bánh chưng thì ngày tết tại Nhật không thể thiếu bánh làm từ gạo có tên gọi là omochi, thức ăn chế biến từ hải sản,…
Người Nhật cũng dành ra ngày mùng 1 – mùng 3 để đi thăm viếng, chúc tết gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… và thực hiện các nghi lễ cầu nguyện cho năm mới ấm no, may mắn.
– Lễ hội xua đuổi yêu ma – Setsubun
Setsubun được tổ chức vào ngày 3/2 hàng năm, được coi là lễ hội mùa xuân không thể thiếu tại Nhật. Lễ hội này còn là dấu mốc nhắc nhở mọi người khi đúng ngày lập xuân sẽ là ngày diễn ra lễ hội, chấm dứt những ngày đông buốt giá.
Vào ngày này, đậu tương chính là hàng hóa được mua nhiều nhất bởi đây là loại hạt được các gia đình Nhật Bản sử dụng để ném ra trước hiên nhà cùng lời khấn trừ ma quỷ đón phước lộc về nhà.
Nếu có dịp đi du lịch vào đúng ngày diễn ra lễ hội bạn không chỉ được chứng kiến tục ném đậu tương trước hiên nhà mà còn chiêm ngưỡng điệu múa dân tộc uyển chuyển trên đường phố.
– Lễ hội búp bê Nhật Bản – Hina matsuri
Thời xa xưa, búp bê được được chưng bày ở nơi trang trọng nhất trong căn nhà và được coi như là vật báu của gia đình người Nhật.
Những con búp bê sẽ được mặc quốc phục – Kimono, tóc vấn cao đen trên đầu theo kiểu tóc truyền thống của phụ nữ Nhật.
Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh búp bê Nhật Bản rất nhiều trong các bộ phim của xứ Phù Tang này, vì thế lễ hội búp bê Nhật Bản như một lời lí giải cho các “diễn viên” này.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm, đây cũng chính là thời điểm hoa anh đào nở rộ và không thể thiếu các món ăn như rượu sake, cơm đậu đỏ hay bánh gạo,…
– Lễ hội cá chép – Kodomo – no – hi (ngày thiếu nhi tại Nhật)
Tại Việt Nam ngày 1/6 là ngày quốc tế thiếu nhi còn tại Nhật Bản, ngày 5/5 là ngày hội cá chép, cũng chính là ngày tết thiếu nhi của đất nước này.
Cá chép với người Nhật là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, trí tuệ, nghị lực, dũng cảm,… vì thế các bậc phụ huynh hi vọng những đứa con của mình khi lớn lên đều có những đức tính tốt đẹp đó.
Đèn lồng cá chép cũng dần trở thành biểu tượng đặc trưng của đất nước mặt trời mọc, chỉ cần nhìn đèn lồng cá chép treo cao là bạn sẽ nghĩ ngay đến đất nước xinh đẹp này.
– Lễ vu lan nhật Bản – Obon
Tùy từng địa phương mà lễ Obon được tổ chức vào 1 ngày khác nhau. Như Tokyo là ngày 15/7, Kyoto thì muộn hơn một chút vào ngày 15/8…
Ngày lề Vu Lan là ngày các gia đình tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên,… những người đã khuất.
Tìm hiểu thêm các lễ hội khác tại các vùng của Nhật Bản:
3. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
a. Những điểm đặc trưng độc nhất không phải ai cũng biết
- Sự giao thoa tuyệt vời
Người Nhật có một nền ẩm thực xuất sắc không chỉ về mùi vị mà còn là vẻ đẹp. Người Nhật rất cầu kỳ trong việc bày trí món ăn.
Nghệ thuật đặc biệt này được hình thành từ việc giao thoa giữa các nền ẩm thực ở các quốc gia khác gồm Trung Quốc, phương Tây. Nên đôi khi bạn sẽ thấy các món ăn truyền thống nhưng lại được bày trí rất hiện đại.
- Quy tắc “Tam ngũ” – triết lý ẩm thực
-Ngũ vị: chua – cay – mặn – ngọt – đắng.
-Ngũ sắc: vàng – trắng – đỏ – xanh – đen.
-Ngũ pháp: sống – nướng – ninh – hấp – chiên.
Các món ăn của người Nhật thường có ít calo nhưng lại rất đủ dinh dưỡng, mỗi món ăn còn thể hiện một lời chúc tốt đẹp từ người nấu đến người ăn:
-Đậu phụ: Chúc sức khỏe
-Trứng cá tuyết: Chúc gia đình đoàn viên
-Tôm: Tương trưng cho sự trường thọ
-Rượu Sake: thần dược kéo dài tuổi thọ, trừ tà khí
- Văn hóa bàn ăn
“Itadakimasu” thành ngữ được sử dụng thường xuyên trên bàn ăn của gia đình Nhật có nghĩa là “xin mời” trước khi ăn cơm.
“Gochiso sama deshita” thành ngữ được sử dụng sau khi kết thúc bữa ăn nghĩa là “Cảm ơn vì món ăn ngon”.
Bát, đĩa sử dụng trong bữa ăn của người Nhật rất ưa chuộng hoa văn màu sắc, với chất liệu chính là sơn mài và đồ gốm cổ.
Bát, đĩa trong bữa ăn cũng được thay đổi theo mùa. Thật sự là một điều khá thú vị tại Nhật phải không?
- Văn hóa trà đạo đỉnh cao
Vào cuối thế kỷ 12, nghệ thuật trà đạo trở thành truyền thống vô cùng đặc sắc trong đời sống của người dân Nhật.
Với người Nhật trà không chỉ để uống mà còn là một phương pháp hữu hiệu giúp thanh tịnh tâm hồn, tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.
Nghệ thuật trà đạo của Nhật bản có 4 nguyên tắc cơ bản: Hòa – Kinh – Thanh – Tịnh:
-Hòa: Sự hài hòa giữa người pha trà với dụng cụ được sử dụng để pha trà.
-Kính: Sự kính trọng của trà nhân với thiên nhiên, với con người, với cuộc sống.
-Thanh: Sự tôn kính với vạn vật, không phân biệt hơn là tâm thanh thản.
-Tịch: Sự yên tỉnh, tịch lặng, dù có ồn ào nhưng người vẫn am thất, thế giới và con người không phải là 2 mà cả 2 đều biến mất.
- Sushi Nhật Bản
Một điều thú vị là sushi không chỉ là món ăn truyền thống của xứ Phù Tang mà còn được người dân nơi đây chế biến theo mùa:
-Mùa xuân hoa đào nở: Các món sushi sẽ sử dụng nguyên liệu chính như trai biển vỏ cứng (hama-guri), cá biển (sayori), sò trứng Nhật (tori-gai), cá biển đen của Nhật (kisu),…
-Mùa Hạ lá phong tươi: Có 4 món sushi chính như bào ngư (awabi), Cá vược biển (uzuki), cá chình biển (anago), cá ngừ Nhật (aji).
-Mùa đông lá phong đỏ: có 3 món sushi chính là cá kampachi, cá chích – cá mòi dấm (kohada), cá thu (saba).
-Mùa đông tuyết rơi: Có 4 món sushi chính là cá nục (ika), cá ngừ (maguro), tôm hùm (kuruma ebi), trứng (tamago), bí cuộn tròn (kampyo-maki).
4. Văn hóa Nhật Bản truyền thống: anime
Năm 2017 là năm đánh dấu mốc lịch sử 100 năm của ngành công nghiệp phim Anime Nhật Bản. Hơn 1 thập kỷ trôi qua, cái tên anime giờ đã quá đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả nhất là trẻ em.
Năm 1914, truyện tranh của các nước phương Tây du nhập vào Nhật Bản khiến những nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa thời kỳ này cảm thấy rất hứng thú với hình thức thể hiện mới.
Năm 1917, bộ phim hoạt hình Anime chuyên nghiệp đầu tiên ra đời đánh dấu lịch sử cho 1 sự phát triển phồn thịnh kéo dài hơn 1 thập kỷ qua.
Trong tất cả các hãng sản xuất phim Anime thì không thể không nói đến đế chế Ghibli bới các bộ phim đình đám như Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của pháp sư howl, Vùng đất linh hồn,…
Nếu là fan của Anime chân chính thì nhất định bạn phải biết đến các bộ phim anime huyền thoại này:
Xem thêm: TOP 20 BỘ PHIM ANIME HAY NHẤT LỊCH SỬ PHIM NHẬT BẢN
Kèm theo đó là các bộ truyện manga trở nên cực kỳ thình hành vào những năm 80 và 90, các bộ truyện nổi tiếng thời kỳ không thể không có Doraemon, 7 viên ngọc rồng,… Đến nay những cái tên đó đã đi vào huyền thoại và vẫn được độc giả nhỏ tuổi săn đón.
5. Không nên đưa tiền boa tại Nhật
Nhật Bản là quốc gia nói không với “hối lộ”. Mọi người thường nghĩ việc đưa tiền tip sẽ khiến người phục vụ vui vẻ hơn nhưng ở Nhật điều này hoàn toàn không được.
Những người làm dịch vụ tại Nhật họ sẽ không vui vẻ khi bạn đưa tiền “bo” đâu vì thế hãy lưu ý khi đi du lịch tại Nhật bạn nhé!
6. Ăn những món ăn sống
Bạn thường quan niệm đồ ăn sống sẽ không tốt cho sức khỏe nhưng với người Nhật những món ăn sống được coi như là món ăn truyền thống tại đây.
Sashimi chắc chắn là món ăn rất quen thuộc với các bạn rồi phải không. Có các món sashimi phổ biến như cá hồi, bạch tuộc, trứng cá hồi,…
7. Tạo ra tiếng động khi ăn
Tại Việt Nam việc tạo ra tiếng động khi ăn được coi là mất lịch sự nhưng với người Nhật việc tạo ra tiếng động khi ăn được coi như một lời khen với đầu bếp rằng món ăn rất ngon.
Đặc biệt khi ăn mì ramen hay soba bạn sẽ không thấy lạ khi nghe thấy tiếng húp sùm sụp được phát ra.
Nhật Bản thật là một quốc gia đặc biệt phải không? Văn hóa Nhật Bản luôn khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Tiếng Nhật cũng là ngôn ngữ được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay.
Tiếng Nhật sẽ không khó nếu bạn có một phương pháp học hiệu quả. CÔNG TY TNHH ACCESS JAPAN sẽ giúp bạn chinh phục ngôn ngữ này chỉ trong 3 tháng học bạn tin không??? Tìm hiểu ngay nhé:
– Khóa học tiếng Nhật dành cho người bận rộn >> Học tiếng Nhật online
– Khóa học tiếng Nhật cùng giáo viên bản xứ >> Học tiếng Nhật từ sơ cấp đến cao cấp tại 6 cơ sở Riki
Chi tiết 6 cơ sở CÔNG TY TNHH ACCESS JAPAN tại Hà Nội và Sài Gòn: